Trong quá trình vận hành hệ thống máy nén khí, Bình tích áp có thể gây ra một số trục trặc, sự cố nhất định. Vậy những sự cố xảy ra với bình tích áp là gì? Để tìm hiểu về vấn đề này, Chúng tôi xin chia sẻ các thông tin dưới đây.
1. Bình tích áp là gì?
– Bình tích áp khí nén hay còn gọi là bình điều áp, là bình chứa và nén khí giúp điều áp lực trong đường ống nước.
2. Những yếu tố nguy hiểm cần tránh với bình tích áp máy nén khí
– Có 3 sự cố nguy hiểm xảy ra với bình tích áp máy nén khí.
+ Bình tích áp máy nén khí bị nổ: Bình tích áp bị nổ có thể do nguyên nhân áp lực khi bị nung nóng, va đập…và thậm chí là bình bị ăn mòn, han gỉ quá mức cho phép. Dẫn đến, nguy hiểm tới tính mạng con người. Đa phần bình chứa khí nén trước khi đưa vào hoạt động đều được kiểm định về an toàn, bắt buộc phải được đăng ký sử dụng trước khi đưa đến tay người dùng. Bởi vậy, bình khí nén nổ chỉ khi được làm từ chất liệu kém chất lượng, chưa được kiểm tra kỹ về an toàn.
+ Thứ hai, đó là nguyên nhân cháy môi chất, rò rỉ môi chất độc chứa trong bình khí. Dẫn đến, bình tích áp ngừng hoạt động, có những khí lạ tỏa ra từ bình tích áp.
+ Cuối cùng, là nguyên nhân hở điện, rò điện…là nguyên nhân thường gặp khi sử dụng bình tích áp máy nén khí.
3. Quy tắc đảm bảo an toàn khi làm việc với bình tích áp
– Với mỗi chiếc bình khí nén trước khi được đưa vào làm việc đều phải qua quá trình kiểm định KTAT và đăng kí sử dụng theo quy định về an toàn thiết bị kỹ thuật. Như: người vận hành phải đủ 18 tuổi trở lên có sức khỏe, được huấn luyện và đào tạo những kiến thức về chuyên môn.
– Trên thân mỗi bình khí nén phải có đầy đủ các linh kiện như:
- Van an toàn: Lắp đúng theo thiết kế, van an toàn hoạt động bình thường.
- Áp kế: Mỗi bình khí nén phải trang bị một áp kế có thang đo phù hợp, áp kế này phải được kiểm định và niêm chì hàng năm.
– Khoảng cách giữa bình khí nén và nguồn nhiệt ít nhất là 5 mét, không nên đặt những nơi ẩm thấp dễ cháy nổ,
– Hãy đảm bảo bình tích áp máy nén khí đặt xa những nơi có người sinh sống, khu dân cư…
– Lắp đặt bình tích áp phải ở mặt bằng bằng phẳng, khô thoáng. Lắp đặt bình tích áp dưới mái che hạn chế tác động từ môi trường bên ngoài đặc biệt là ánh nắng mặt trời có thể làm bình nóng lên và gây nổ.
– Không được sử dụng, đặt áp lực của bình quá áp lực max của bình
– Khi lắp đặt bình trong hệ thống máy nén khí cần chọn bình phù hợp, tránh trường hợp chọn bình quá nhỏ so với máy bơm để bình làm việc quá tải dẫn đến vỡ bình và đường ống
– Khi phát hiện trên vỏ bình có nhiều vết nứt, gỉ sắt cần thay bình mới ngay lập tức để bảo đảm an toàn trong khi sử dụng
4. Kiểm tra bình tích áp
– Cần thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của bình khí nén cụ thể kiểm tra các thiết bị đo lường như áp kế, van an toàn, rơ le khống chế áp suất, vận hành bình một cách an toàn theo đúng quy trình.
– Rửa sạch lọc gió máy nén khí định kỳ ít nhất là 2 – 3 tháng 1 lần để phòng bụi bẩn và tạp chất lọt vào máy theo đường hút gió.
– Ngoài ra, sau mỗi lần sử dụng bạn cần xả các chất cặn và nước đọng trong bình tránh trường hợp quên xả nước dẫn đến tình trạng máy nén khí có nhiều nước.
5. Các trường hợp nghiêm cấm sử dụng bình tích áp
– Hàn, sửa chữa bình tích khí và các bộ phận linh kiện khi trong bình còn áp suất.
– Nghiệm cấm chèn hãm, thêm vật nặng…làm tăng trọng tải của van an toàn khi đang trong quá trình hoạt động.
– Sử dụng bình vượt quá các thông số kỹ thuật vượt ngưỡng an toàn cho phép.
– Bình được đưa vào hoạt động khi van an toàn, bộ phận áp kế, rơ le hoạt động không ổn định.
– Bắt buộc phải dừng hoạt động bình tích áp khi mức áp suất trong bình tăng đột ngột, các cơ cấu an toàn không đảm bảo.
– Thường xuyên kiểm tra bình khi thấy có hiện tượng phồng, gỉ sét…cần sửa chữa, thay thế nếu cần.
– Đặc biệt, khi áp kế hư hỏng, không còn khả năng kiểm soát áp suất bình chứa.